QUAN NIỆM VỀ THUẬT SINH TỬ HUYỀN BÍ CỦA NGƯỜI TÂY TẠNG

Ngày đăng: 27/11/2018 03:17:23 | Lượt xem: 990

Tây Tạng là một trong những vùng đất huyền bí và linh thiêng bậc nhất trên thế giới. Nhiều người trên thế giới đã đến đây để cố gắng tìm hiểu về đặc điểm văn hóa bí ẩn. Trong đó, thành phố Lhasa và nghệ thuật sinh tử được coi là một trong những nét văn hóa riêng có và hấp dẫn nhất ở Tây Tạng. Đó cũng chính là thông điệp mà bài viết dưới đây muốn gửi gắm.

Người Tây Tạng thường nói đến những vấn đề siêu hình, những pháp thuật thần thông, những cõi giới vô hình một cách tự nhiên. Họ cho rằng những vấn đề này là những hiện tượng thiên nhiên bình thường hàng ngày. Tôn giáo và các truyền thống Tây Tạng thường đề cập rất nhiều về cảnh giới bên kia cửa tử, và hầu như câu chuyện nào cũng đề cập đến cảnh giới này.

Sách vở Huyền môn Tây Tạng nói rằng, tất cả mọi người ngay khi sinh ra đã có sẵn những năng lực đặc biệt, nhưng vì không được đánh thức cho nên đã không tận dụng được nó để phục vụ cho đời sống của mình. Người bình thường chỉ biết sử dụng các giác quan thông thường của thể Xác như nghe, nhìn, nếm, ngửi, sờ mó. Nếu biết đánh thức các giác quan của thể Vía (Hồn) thì họ có thể cảm nhận ngay cả những gì đang xảy ra vượt khỏi giới hạn bình thường của cõi Trần, đó là ở cõi thân trung ấm hay cõi chết. 

Chính cách tư duy huyền hoặc như thế được thể hiện trong mọi khía cạnh của đời sống người dân Tây Tạng, và trở thành một "nghệ thuật đời thường" trong đời sống của họ. Văn hóa Tây Tạng vì thế mang đậm chất siêu hình, huyền thuật, đầy thần bí của một nền văn hóa cổ xưa đầy tính thủ cựu... 

thuat-sinh-tu

Cuộc chuyển mình nhờ giao thoa văn hóa
 
Qua nhiều thế kỷ, văn minh Tây Tạng được phát triển theo cả những yếu tố bên trong và bên ngoài, chịu ảnh hưởng lớn từ nền văn minh của các nước láng giềng, trong đó phải kể đến Nepal, Ấn Độ, và Bhutan ở phía Nam và phía Tây, Trung QuốcMông Cổ ở phía Bắc và phía Đông.

Vào cuối thế kỷ 7 và thế kỷ 8, sự du nhập của Phật giáo từ nước xuất xứ của nó là Ấn Độ đã đem lại một thay đổi sâu sắc đến toàn bộ đời sống của cao nguyên Tây Tạng
 
Từ đó Phật giáo trở thành một phần không thể tách rời của văn hóa nơi này, dần dà hình thành nên những biến thể văn hóa đa dạng, do sự khác biệt về địa lý và môi trường tại những khu vực khác nhau của Tây Tạng, đó là ba vùng văn hóa chính: Ü-Tsang (miền Trung và Tây của Tây Tạng), Kham (phần xa về phía Đông) và Amdo (phía Bắc).
 
Sự cô lập về địa lý và khó tiếp cận của Tây Tạng đã tách biệt Tây Tạng khỏi những phần còn lại của thế giới, giúp nó bảo tồn được một nền văn hóa bản địa lộng lẫy khỏi ảnh hưởng của thế giới hiện đại bên ngoài trong một thời gian rất dài. Chính vì vậy mà Tây Tạng được mệnh danh là một trong những vùng đất linh thiêng và huyền bí nhất của thế giới.

Trên vùng đất này, người dân Tây Tạng sống cùng với tinh thần của Phật giáo trộn lẫn màu sắc siêu hình của những truyền thống bản địa. Mọi sinh hoạt của họ, từ lúc sinh ra cho đến lúc chết, từ tâm tư sâu kín bên trong cho đến ngôn ngữ, lời nói, cử chỉ, và hành động bên ngoài, tất cả đều thấm đẫm tinh thần từ bi của Phật giáo.

Một tác giả phương Tây đã ví Tây Tạng như một đóa hoa tuyết liên thanh khiết, âm thầm tỏa hương, giữa cái khí hậu khắc nghiệt đến khốc liệt của vùng cao nguyên Tây Tạng.

Trích sách "Tây tạng huyền bí và nghệ thuật sinh tử" của Đặng Hoàng Xa.

Khám phá Tây Tạng huyền bí với Happytours.vn

HOTLINE HỖ TRỢ:

https://tawk.to/chat/59593f56e9c6d324a473868a/default/?$_tawk_popout=true