“Tếu ngạo giang hồ” là một bộ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng của Kim Dung. Trong tiểu thuyết, là sự tranh đấu giữa Minh Giáo và Ngũ Nhạc Kiếm Phái. Tuy đụng độ với nhau, nhưng các hiệp khách cùng nhau diễn lên một chữ “nghĩa”. Người ta “trọng nghĩa kinh tài”, anh có tài giỏi đến mấy mà không trọng nghĩa, thì giang hồ cũng coi thường anh.
Hiệp khách khi hành tẩu giang hồ quan trọng nhất là danh dự. Với họ uy tín cá nhân là rất quan trọng, cho nên khi nói hay làm việc gì, người ta đều “quang minh chính đại”. Nhìn chung người quân tử cẩn trọng trong cả lời nói lẫn việc làm. Chỉ trừ những kẻ tiểu nhân bỉ ổi, nói nhưng không làm, sai hẹn hết lần này đến lần khác, chứ quân tử đã nói là làm, dù cho có muôn vàn khó khăn.
Thế nên giang hồ xưa mới có những câu như: “Nhất ngôn cửu đỉnh“, tức lời đã nói ra có sức nặng như chín đỉnh núi, không thể thay đổi hay xê dịch được. Hay câu: “Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy“, lời đã nói ra thì không thu lại được, vì nó bay nhanh tới mức, cỗ xe bốn con ngựa (chạy nhanh nhất thời xưa) cũng không đuổi theo thu lại được.
Tuy tiểu thuyết là hư cấu, nhưng chất lịch sử trong đó có nhiều, làm nhiều người vẫn tin giang hồ trong truyện chính là giang hồ Trung Nguyên thủa xưa. Giới trẻ yêu thích lối sống khẳng khái, nghĩa hiệp của chàng quân tử Lệnh Hồ Xung và nữ kiếm khách Nhậm Doanh Doanh. Hai người đã bỏ lại sau lưng danh lợi để đi ngao du sơn thủy, cùng nhau tấu lên khúc: “Tếu ngạo giang hồ” bất hủ.
Các hiệp khách xưa đi “ngao du sơn thủy” là tìm đến những nơi có non xanh nước biếc, cảnh sắc hữu tình để được chiêm ngưỡng những điều mới lạ, để ngắm những cảnh mà ở những nơi nông thôn hay thành thị bình thường không có.
Chỉ những hiệp khách có đủ sức khỏe, đủ sự bạo gan để vượt qua những khó khăn khi đi trên đường, những cạm bẫy trên giang hồ, và vượt qua thú dữ ở những nơi hoang dã thì mới tìm được các “kỳ non dị thủy” ở những nơi “thâm sơn cùng cốc“. Tất nhiên, cảnh đẹp những nơi đó thì là vô cùng tuyệt vời.
Trương Gia Giới là một quần thể những đỉnh núi thẳng đứng như tháp, chỉ lên trời, các đỉnh này cao chót vót nên có mây bao quanh. Cảnh sắc ở
Trương Gia Giới như cảnh sắc ở xứ tiên. Du khách đến đây sẽ có cảm giác như mình đang lạc vào chốn bồng lai tiên ở. Đây chẳng phải là một “kỳ non” (núi lạ kỳ) mà các hiệp khách xưa muốn đến hay sao.
Còn
Phượng Hoàng Cổ Trấn là một nơi có cảnh sắc hữu tình, nơi đây người dân giữ gìn được nguyên vẹn như hàng nghìn năm trước, nên khi đến với
Phượng Hoàng Cổ Trấn, du khách sẽ có cảm giác như mình lạc vào phim trường của một bộ phim kiếm hiệp. Nếu có trang phục phù hợp, du khách sẽ có cảm giác như mình đang đóng vai một hiệp khách xưa.
Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn để thấy “dòng máu hiệp khách chảy trong mình” cùng với
Happytours.vn