Với địa hình bằng phẳng và khí hậu dễ chịu, thành phố
Lhasa - thủ phủ của tỉnh tự trị
Tây Tạng - không phải chịu mùa đông khắc nghiệt và mùa hè nóng bỏng, với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 8⁰C (43⁰F). Với vị trí của mình, thành phố có khoảng 3.000 giờ nắng hàng năm, nhiều hơn hẳn các thành phố khác trên thế giới, do đó đôi khi còn được gọi là "thành phố của ánh nắng".
Lhasa là nơi ở truyền thống của các
Đạt-lai Lạt-ma, các cung điện
Potala và
Norbulingka được xem là những trung tâm tôn giáo linh thiêng nhất ở Tây Tạng. Lhasa theo nghĩa đen là "nơi ở của thần linh", mặc dù các tài liệu cổ tiếng
Tây Tạng và các bản khắc cho thấy ban đầu nơi này được gọi là Rasa, nghĩa là "một địa điểm có tường bao quanh", gợi ý địa điểm này nguyên thủy là khu săn bắn bảo tồn bên trong nơi cư trú của hoàng gia trên đồi Marpori. Có nhiều tranh luận liên quan đến sự quan trọng về địa lý của Lhasa trong lịch sử ban đầu của Tây Tạng.
Cho đến giữa thế kỷ 7,
Songtsen Gampo (
Tùng Tán Cán Bố) trở thành lãnh đạo của Vương quốc
Tây Tạng hùng mạnh xuất phát từ thung lũng sông
Yarlung Tsangpo. Sau đó, ông thành hôn với công chúa
Bhrikuti của
Nepal và công chúa
Wencheng của nhà Đường. Thông qua hai cuộc hôn nhân này, ông đã cải sang
Phật giáo, cho xây dựng hai ngôi đền là
Jokhang và
Ramoche để đặt hai bức tượng Phật do hai nàng công chúa đem về, mặc dù vương quốc của ông vốn gồm toàn dân du mục và ông vẫn tổ chức thiết triều trong các ngôi lều lớn để có thể dễ dàng xếp lại thuận tiện cho việc di chuyển.
Từ khi triều đình này suy tàn đến lúc Đạt-lai Lạt-ma 5 lên ngôi, trung tâm chính trị của khu vực Tây Tạng không nằm tại Lhasa. Tuy nhiên, tầm quan trọng của Lhasa như là một trung tâm tôn giáo ngày càng trở nên rõ rệt qua nhiều thế kỷ sau đó. Thành phố Lhasa được bao quanh bởi ba con đường làm thành ba vòng đồng tâm, được tín đồ sử dụng để đi chiêm bái vòng quanh đền Jokhang linh thiêng, nhiều người đi vài bước lại phủ phục xuống dọc theo những con đường này để tỏ lòng thành kính.
Đường vòng trong cùng, Nangkor (Nang-skor), nằm bên trong đền Jokhang, bao quanh điện thờ Jowo Shakyamuni, nơi đặt bức tượng linh thiêng nhất trong Phật giáo Tây Tạng. Đường vòng ở giữa, Barkhor, đi qua những khu phố cổ, bao quanh đền Jokhang và nhiều tòa nhà khác ở gần đó. Đường vòng ngoài cùng, Lingkor, bao quanh toàn bộ thành phố Lhasa truyền thống. Do con đường mới rộng lớn vừa được xây dựng, Beijing Lam, nên đường Lingkor ngày nay không được sử dụng thường xuyên bởi khách hành hương. Cứ mỗi tháng Tám, lễ hội Shoton được tổ chức ở Lhasa. Đây một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất ở Tây Tạng từ thế kỷ 7.
Trong nửa đầu thế kỷ 20, một số nhà thám hiểm phương Tây đã có những chuyến đi nổi tiếng tới thành phố này, bao gồm
Francis Younghusband,
Alexandra DavidNéel, và
Heinrich Harrer. Trải qua quá trình dài giao thoa văn hóa, hòa mình cùng với màu sắc siêu hình của những truyền thống văn hóa bản địa, nghệ thuật sinh tử đã trở thành một triết lý thấm nhuần trong tâm khảm của mỗi người dân Tây Tạng. Bên cạnh đó,
Lhasa cũng là một thành phố quan trọng, điểm đến lý thú cho những ai muốn tìm hiểu về mảnh đất huyền bí và con người
Tây Tạng.
Trích sách "Tây Tạng huyền bí và nghệ thuật sinh tử" của Đặng Hoàng Xa.
Khám phá cao nguyên
Tây Tạng huyền bí với
Happytours.vn