LỄ THẤT THỊCH - NGÀY LỄ TÌNH YÊU CỦA TRUNG QUỐC

Ngày đăng: 20/08/2018 02:22:15 | Lượt xem: 600

Lễ thất tịch của Trung Quốc bắt nguồn từ một truyền thuyết có từ triều nhà Hán (206 TCN – 220 SCN). Đây là chuyện tình đẹp giữa chàng chăn trâu - Ngưu Lang (牛郎) và nàng tiên dệt vải Chức Nữ (织女).
 
Một ngày nọ, Ngưu Lang khi đang chăn trâu đã tình cờ trông thấy bảy nàng tiên đang tắm và nô đùa tại một chiếc hồ. Thấy xiêm y của các nàng tiên để trên bãi cỏ, chàng liền lén giấu đi. Các nàng tiên tắm xong mới phát hiện mình bị mất xiêm y, các nàng bèn cử Chức Nữ, tức nàng tiên nhỏ tuổi nhất trong các chị em đi lấy lại xiêm y. Ngưu Lang đồng ý trả lại đồ cho các nàng tiên, nhưng vì đã chàng nhìn thấy thân thể trần tục của Chức Nữ nên nàng tiên đành phải chấp nhận lời cầu hôn của chàng.
 
Ngưu Lang và Chức Nữ đã sống hạnh phúc bên nhau. Ngưu Lang chăn bò và làm ruộng trong khi Chức Nữ ở nhà thêu thùa may vá. Không lâu sau, đôi vợ chồng đã sinh hạ được hai đứa con kháu khỉnh và xinh đẹp. 

le-that-tich-nguu-lang-chuc-nu

Mặc dù vài năm đã trôi qua dưới nhân gian, nhưng trên thiên đình thì đó chỉ là một quãng thời gian rất ngắn. Ngọc Hoàng và Vương Mẫu nhanh chóng phát hiện ra cô con gái út đã mất tích. Vô cùng giận dữ vì con gái dám phạm luật trời để kết hôn cùng người hạ giới, Vương Mẫu đã hạ lệnh cho thiên binh thần tướng giáng trần bắt Chức Nữ về trời.
 
Vương Mẫu đã rút trâm cài đầu và vạch nên một đường ngăn cách giữa thiên hà. Ngay lập tức, một dòng sông lớn được tạo ra và chia cắt hai người. Dòng sông ấy sau này được gọi là dải Ngân Hà. Từ đó về sau, Ngưu Lang và Chức Nữ đã bị chia ly đôi ngả bờ sông. Ngày qua ngày, nước mắt tuôn rơi, họ nhìn mãi qua bên kia bờ sông rộng lớn đầy sao, nơi ấy có người mình thương yêu. Nước mắt của đôi tình nhân số khổ rơi xuống nhân gian, chuyện kể lại rằng đó chính là mưa Ngâu.
 
Vương Mẫu cuối cùng đã cảm động trước tấm lòng thủy chung ấy, vì thế bà đã đồng ý cho họ được gặp nhau mỗi năm một lần. Đó chính là ngày 7 tháng 7 âm lịch. Vào đêm này hàng năm, một đàn quạ lớn sẽ bay lên trời và tạo nên một chiếc cầu bắc ngang qua dòng sông để đôi vợ chồng được đoàn tụ trên cầu, cây cầu ấy được gọi là cầu Ô Thước. Chỉ duy nhất vào đêm ấy Ngưu Lang và Chức Nữ mới có thể băng qua dải Ngân Hà để đến bên nhau.

Sưu tầm.

Du lịch Trung Quốc cùng Happytours.vn

HOTLINE HỖ TRỢ:

https://tawk.to/chat/59593f56e9c6d324a473868a/default/?$_tawk_popout=true