Tây Tạng cung diện Potala nằm ở
Lhasa, khu tự trị
Tây Tạng,
Trung Quốc, đã là nơi ở của
Đạt-lai Lạt-ma cho đến Dalai Lama thứ 14 chạy qua
Dharamsala,
Ấn Độ sau một cuộc khởi nghĩa thất bại vào năm 1959. Hiện nay, cung điện
Potala là một viện bảo tàng của
Trung Quốc. Đây là một điểm thu hút khách tham quan nổi tiếng và đã được
UNESCO công nhận là một di sản văn hóa thế giới.
Cung Potala gồm 3 bộ phận: khu cung thành phía trước núi, khu cung thất trên đỉnh núi và khu hồ phía sau núi. Khu cung thành có 3 cửa Đông, Nam, Tây và 2 gác lầu. Trong thành có các cơ quan quản lý phục vụ cung điện như viện in kinh, nơi ở của các quan viên, tăng ni và có cả nhà giam, chuồng ngựa. Leo lên con đường bằng đá rộng rãi là tới cung thất. Khu này là một quần thể kiến trúc lớn mà chủ thể của nó là Bạch Cung và Hồng Cung. Bạch Cung là cung thất chuyên phục vụ cho sinh hoạt chính trị và tôn giáo của Đạt-lai Lạt-ma. Hồng Cung là quần thể kiến trúc mang tính chất tôn giáo gồm các điện Phật có linh tháp dặt pháp thân các
Đạt-lai Lạt-ma đã mất và một số sảnh điện khác.
Cung
Potala là cung điện cao nhất thế giới so với mực nước biển, đâỵ là trung tâm của thánh thành
Lhasa,
Tây Tạng,
Trung Quốc. Cấm cung sừng sững trên núi cao trong không khí thưa loãng của rặng
Himalaya. Đứng ở bất kỳ phương hướng nào cách đó vài km cũng đều có thể nhìn thấy cung
Potala. Nó cao đến 13 tầng lầu, giống như một vách đá lớn, tường màu trắng, với từng dãy cửa sổ và mái nhà cao thấp khác nhau.
Vào thế kỷ thứ 7 TCN, quốc vương
Songzanganbun cưới công chúa
Văn Thành đã tạo nên một cung điện nơi đây. Ngoài ra, ông còn cho xây dựng ngôi
Đại Chiêu tự ngay trong thành, giống như một tảng đá nam châm tinh thần lớn, thu hút rất đông người đến hành hương. Mấy trăm năm sau, vào năm 1645, người thống trị
Tây Tạng lúc bấy giờ là
Đạt-lai Lạt-ma đã hạ lệnh dựng cung điện cho mình trên cung điện của
Songzanganbun, đến tận năm 1694 mới được hoàn thành. Vật liệu xây dựng cung điện chủ yếu là đất, đá và gỗ. Do chưa có phương tiện di chuyển nên tất cả vật liệu đều phải dùng sức la và sức người chở đến. Toà nhà lớn có hơn 1000 gian phòng, hơn 10.000 Phật điện và 20.000 tượng điêu khắc. Đạt Lai ở trong gian phòng gần vùng nóc, ngăn cách với dân chúng. Trên mái bằng cung điện, các
Đạt Lai thổi kèn dài 4m để cầu nguyện.
Kiến trúc cung
Potala có thể chia làm hai bộ phận lớn: tường trát đất sét trắng gọi là Bạch Cung, chính giữa trát đất đỏ gọi là Hồng Cung. Chúng được thông với nhau. Toà nhà
Cuokin lớn nhất Bạch Cung là nơi Đạt Lai thực hiện các hoạt động tôn giáo, chính trị quan trọng. Kiến trúc chủ thể của Hồng Cung là điện Linh Tháp của Đạt Lai đời thứ 5 và đời thứ 12. Thân tháp dát vàng lộng lẫy. Linh tháp của Đạt Lai đời thứ 13 cao 21m, dùng bạc ròng chế thành bên trên nạm khảm bảo thạch.
Lhasa nằm trong rặng núi
Himalaya, cao 3650m so với mực nước biển, không khí loãng. Người hành hương nườm nượp đến
Đại Chiêu tự tham quan tượng Phật dát vàng nổi tiếng mà công chúa
Văn Thành, vợ
Songzanganbu tặng cho ông.
Cung điện
Potala được xem là biểu tượng của chính thể
Tây Tạng vào thời điểm khi quốc gia vừa thống nhất dưới sự cai trị của các đức
Đạt-lai Lạt-ma Phật giáo, đã thực hiện chức năng ấy ở mức thán phục và tạo ra hình ảnh biểu tượng thị giác tinh túy của Tây Tạng đối với người ngoài và hình ảnh này được thể hiện qua nhiều nhóm khác nhau trong yêu sách đòi quyền kiểm soát đối với Tây Tạng. Đồng thời, cung điện còn giúp chúng ta liên tưởng nguồn gốc Ấn Độ của Phật giáo Tây Tạng, trong thực tế được sự hậu thuẫn của Mông Cổ để làm cho việc thi công trở thành khả thi và trang hoàng kiến trúc kiểu Trung Hoa.
Bất chấp một số lần bị bao vây trong thời gian ngắn, và nguy cơ thường xuyên xảy ra động đất và hoả hoạn, thiệt hại cho Cách mạng văn hoá, cung điện
Potala chưa hề bị tàn phá nghiêm trọng và nói chung thường được duy tu hợp lý nên đến nay vẫn giữ dược gần như nguyên vẹn toàn bộ kiến trúc của nó.
Du lịch Trung Quốc,
du lịch Tây Tạng cùng
Happytours để khám phá thêm nhiều miền đất mới.
Sưu tầm.